Hiểu thấu đặc tính cảm biến chuyển động thì tối quan trọng nhằm phục vụ cho ứng dụng lắp đặt hiệu quả. Cụ thể các đặc tính ấy là:
-Bán kính quét
-Lăng kính Fresnel
-Chất lượng lăng kính
-Hình dáng lăng kính.
-Độ nhạy quét
-Độ ẩm không khí
-Phân cực PIR
Chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề nhé
Lắp đặt hiệu quả cần biết các đặc tính tắc cảm biến chuyển động
Để lắp đặt hiệu quả một công tắc cảm ứng hồng ngoại điều trước tiên ta phải biết những đặc điểm kỹ thuật cốt lõi của loại công tắc này.
Bán kính “quét”:
Sở dỉ chữ “quét” trong ngoặc kép là để cho dễ hiểu chứ thật ra PIR là một linh kiện thụ động. PIR chỉ cảm ứng thụ động bức xạ hồng ngoại của người mà thôi. Thuật từ “quét” để hỉ vùng không gian hình nón phía trước mà PIR có thể cảm ứng được. Hình dạng “hình nón” phụ thuộc vào cấu tạo của PIR, lăng kính Fresnel đa tròng và hướng lặp đặt.
Các linh kiện PIR (giới thiệu ở bài viết trước) của các hãng khác nhau thường có bán kính quét tương tự nhau. Vậy điều gì làm nêu sự khác biệt về cự ly quét này của các loại công tắc cảm ứng hồng ngoại khác nhau. Vâng, có nhiều yếu tố nhưng trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ nêu vài yếu tố chính:
Linh kiện PIR lắp trong lăng kính Fresnel
Lăng kính Fresnel, linh kiện quan trọng của công tắc cảm biến hồng ngoại:
Đây là một lăng kính quang học hoạt động mạnh ở miền hồng ngoại nhiệt độ thấp (37 độ C). Tùy theo cấu tạo mà lăng kính cho cự ly quét và góc quét khác nhau. Những loại thông thường đạt cự ly quét đến 8m. Có loại lên đến 12m.
Chất lượng lăng kính Fresnel:
Tùy theo mụch đích sử dụng như chiếu sáng, an ninh, đo đạc v.v… mà chất liệu được sử dụng trong các lăng kính rất khác nhau. Đó là chưa kể đến có nhiều loại dỏm (fake) ngoài chợ trời cũng làm giảm cự ly quét của loại công tắc này.
Hình dáng lăng kính Fresnel:
Hình dáng của lăng kính (len) Fresnel biến đổi theo từng mục đích sử dụng, giá tiền, và loại cảm biến đi kèm. Nhưng chúng ta cũng có thể khái quát và nhận diện được như sau. Len có mặt cầu với bán kính lớn dùng cho “quét” xa (có loại quét đến 12m thường dùng cho an ninh), bán kính càng nhỏ quét càng gần. Len có tròng là những ô nhỏ (hình tổ ong) càng dày sít thì càng nhạy v.v…
Nhiều loại lăng kính Fresnel
Độ nhạy quét:
Độ nhạy quét này hoàn toàn phụ thuộc vào lăng kính Fresnel đa tròng chất lượng có cao hay không. Mật độ phân bổ vùng quét trong không gian có dày sít hay không.
Tốc độ di chuyển của thân nhiệt rất quan trọng. Càng xa PIR đòi hỏi tốc độ di chuyển càng cao thì PIR mới phân biệt được chuyển động.
Màu của vật chuyển động quyết định nhiều đến độ nhạy quét. Người di chuyển mặc áo quần màu càng trắng sáng càng thuận lợi cho những bức xạ hồng ngoại.
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trong không khí càng cao thì cự ly quét càng lớn. Do vậy mà cự ly quét cùng một công tắc cảm ứng hồng ngoại có thể thay đổi theo mùa, thậm chí khác nhau giữa ngày và đêm.
Phân cực của PIR:
Do nhiều mục đích sử dụng khác nhau và để tăng độ nhạy mà trong mỗi chú PIR có một hay vài cặp cực cảm ứng. Người sử dụng hiểu biết về phân cực này sẽ lắp đặt công tắc cảm ứng hồng ngoại đạt hiệu năng cao nhất :
Phân cực đứng của PIR cho vùng quét là hình nón dẹt nằm ngang
Sở dỉ có được vùng quét là một hình nón dẹt nằm ngang là do các thanh sensor trong PIR được phân cực đứng bên trong linh kiện PIR (không thể nhìn thấy bằng mắt thường).
Phân cực của linh kiện PIR
Cách nhận biết phân cực
Nhiều hãng sản xuất công tắc cảm ứng hồng ngoại trong phần hướng dẫn sử dụng đã ghi chú nên đặt chiều hướng công tắc như thế nào. Tuy nhiên nhiều loại công tắc (nhất là những loại hình tròn dùng áp trần) thì không đá động gì đến vấn đề này. Vậy làm thế nào để nhận biết ? Chịu khó mở cả lăng kính ra nhìn vào bên trong sẽ thấy PIR có 1 cái “tai”. Cái tai này chỉ hướng ngang, trong khi các cặp sensor bên trong là phân cực đứng (hướng phân cực này thẳng góc với cái tai kia):
Nhận biết hướng phân cực linh kiện PIR
Tóm lại : Để lắp đặt một công tắc cảm ứng hồng ngoại hiệu quả, sau khi nắm bắt được những đặc điểm cốt lõi của loại thiết bị này ta làm theo các nguyên tắc cơ bản sau :
Lắp đặt âm trần và âm tường hiệu quả nhờ hiểu đặc tính cảm biến chuyển động
-Xác định hướng người di chuyển nhiều nhất.
-Nếu đặt công tắc nằm trên tường thì cần nhớ đến yếu tố cặp sensor cần được phân cực đứng.
Llắp PIR trên tường sensor phải đực phân cực đứng
-Nếu đặt công tắc nằm trên trần nhà thì hướng di chuyển nhiều nhất phải cắt ngang, cặp sensor phân cực thẳng góc với hướng di chuyển này.
Phân cực khi PIR lắp trên trần nhà
-Tóm lại hướng cái “tai” của sensor trùng với hướng di chuyển nhiều nhất
-Bán kính hiệu quả thường nhỏ hơn 6m, góc quét 135 độ. Có dạng một hình nón dẹt trong không gian.
Các yếu tố phụ trợ – các giá trị gia tăng
-Đặt thời gian tắt (trễ) tùy theo nhu cầu sử dụng. Hành lang, cầu thang thường là 15 giây, toilet thường 3 phút. Khi không phát hiện thân nhiệt chuyển động nữa công tắc cảm ứng hồng ngoại sẽ bật đèn “trễ” thêm 1 khoảng thời gian như cài đặt rồi mới tự động tắt.
-Đặt hoặc loại bỏ chế độ ngày/ đêm. Nghĩa là công tắc này chỉ hoạt động ban ngày để tiết kiệm điện hay hoạt động cả ngày lẫn đêm (phụ thuộc vào chọn lựa cấm dùng hay dùng cảm biến ánh bên trong thiết bị).
Công suất
-Công suất tải nhỏ hơn nửa công suất danh định, ví dụ công suất danh định là 50W thì chỉ nên ráp những bóng nhỏ hơn 25W.
Như vậy là bạn đã đi qua phần khó nhất của loạt bài công tắc cảm biến ánh sáng. Việc hiểu biết thấu đáo và khai thác hết công năng là một việc hết sức cần thiết. Thế nhưng cũng chưa hết, vẫn còn những đặc tính khác nhưng cũng không kém phần quan trọng mà chúng tôi dành thời lượng cho chúng trong phần 3 của loạt bài này. Mời các bạn đón đọc.
Đến đây thì phần 2 của bài viết này đã kết thúc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi !
Cảm Biến Chuyển Động – Phần 3.
Bạn sẽ trả lời được các câu hỏi:
- Những điều cần tránh khi sử dụng công tắc cảm biến hồng ngoại là gì ?
- Nhận biết và lựa chọn công tắc cảm biến hồng ngoại chất lượng, kinh tế, thẩm mỹ…
…. Chúng tôi sẽ dành tặng bạn bài viết này trong vài ngày sắp tới.
Pingback: Cảm Biến Chuyển Động – Góc nhìn công nghệ