Đặc Tính Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng

Đặc Tính Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng

Đặc tính công tắc cảm biến ánh sáng là bài phân tích chuyên sâu dành cho người thiết kế hoặc ứng dụng vào các hệ thống chiếu sáng tự động. Bởi đi vào chuyên môn sâu thì cần nắm vững các đặc tính:

-Tính kinh tế của thiết bị

-Tính thẩm mỹ của thiết bị

-Tuổi thọ thiết bị.

-Tính ổn định của thiết bị

Chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề nhé Chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề nhé

Tính kinh tế của thiết bị

Nói đến tính kinh tế của thiết bị thì chúng ta thường quan tâm: Đến số tiền bỏ ra để mua thiết bị và hiệu quả sử dụng.

Thường hiệu quả sử dụng được đánh giá theo tiêu chí tuổi thọ thiết bị (sẽ bàn ở mục tiếp theo). Tuổi thọ càng dài thì thiết bị càng kinh tế. Thiết bị phải hoạt động ổn định (cũng làm tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng). Ngoài ra còn một số yếu tố quan trọng như là:

Tự tiêu tốn hay còn gọi là công suất tiêu tốn (consumption).

Để đánh giá thì công tắc cơ (cái ta dùng tay bật /tắt bằng tay) tiêu tốn bằng zero lúc còn mới. Nhưng khi có dấu hiệu tiếp xúc kém giữa các tiếp điểm thì bắt đầu sinh tia lửa điện, sinh nhiệt… Thì lúc này đây nó vừa là một công tắc vừa là cái tải tiêu thụ điện (âm thầm ngốn tiền của bạn)

công suất tiêu tốn công suất tiêu tốn (consumption) cần được thể hiện

Công tắc tự động nào cũng tự tiêu tốn một lượng điện năng để nuôi mạch điều khiển bên trong. Vậy công tắc nào có mức tự tiêu tốn ít nhất thì tiết kiệm nhất.

Để nhận biết ta thường kiểm tra thông tin trên bao bì mà thông thường nhất là ở đáy của thiết bị. Nhà sản xuất có trách nhiệm thường công bố thông số này. Nhưng nhiều khi ta không bắt gặp thông số này trên các thiết bị giá rẻ. Những nhà sản xuất chụp giựt này có những mạch điện rất là rẻ để đạt được công năng. Điều đó tất nhiên làm thiết bị rất ngốn điện năng (những bạn rành mạch điện tử sẽ hiểu điều này).

Các thiết bị phụ trợ:

Chi phí cho việc lắp đặt vận hành một công trình  chiếu sáng như sau:

Chi phí = Nhân công + Hộp đựng thiết bị + Dây điện + Thiết bị + Bóng đèn

Trong đó Nhân công, Bóng đèn là  những khoản ít  thay đổi

-Nhân công (chi phí này ít thay đổi)

-Hộp đựng thiết bị nếu không dùng đến thì tiết kiệm được một số tiền

-Dây điện (Thiết bị đặt gần bóng đèn đương nhiên tiết kiệm dây đáng kể)

-Thiết bị ( Nếu chọn thiết bị chịu tải lớn thì không cần phải dùng đến công-tắc-tơ. Ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật này ở phần cuối của bài)

-Bóng đèn (chi phí này ít thay đổi)

Tính thẩm mỹ của thiết bị:

Đôi khi thiết bị đã vượt qua được những thử nghiệm về công năng nhưng tính thẩm mỹ không có. Tức là hình thức không giống ai. Nếu lắp đặt một cách gọn gàng, khoa học hay thẩm mỹ thì không thể được. Rõ ràng Tính Thẩm Mỹ là tiêu chí thứ hai sau công năng bạn phải tính tới.

ngoài công năng người dùng còn hướng đến tương thích và thẩm mỹ ngoài công năng người dùng còn hướng đến tương thích và thẩm mỹ

Xã hội càng văn minh, nhà cửa , hạ tầng càng ngăn nắp, sạch đẹp hiện đại. Do đó nhu cầu thẩm mỹ đã đươc đặt lên vị trí ưu tiên. Thiết bị càng tương thích với hạ tầng điện càng được chú ý. Thường những thiết bị này được thiết kế sản xuất theo những quy chuẩn rất công nghiệp. Phải kế thừa được hạ tầng điện và vị vậy có tính thẩm mỹ rất cao.

đặc tính quan trọng công tắc cảm biến ánh sáng là tuổi thọ

Như đã nói ở trên, thiết bị kinh tế là thiết bị có tỉ số   số tiền bỏ ra/ số ngày sử dụng  nhỏ. Tỉ số này càng nhỏ tức thiết bị đó càng kinh tế, tức càng rẻ . Mặc dù giá của nó hiện tại có thể cao hơn thiết bị cùng loại.

Nom na rằng thiết bị xài càng  bền thì càng kinh tế.

Để nhận biết một thiết bị có tuổi thọ đáng kể hay không ta dựa vào các yếu tố sau:

– Công suất danh định (được công bố trên bao bì ). Công suất này phải vượt xa công suất tải (số watt của những bóng đèn cộng lại) thường gấp đôi là khá an toàn rồi. Ví dụ công suất danh định của thiết bị là 1000W, trong khi ta chỉ sử dụng 5 bóng 100W thì chắc chắn là thiết bị chạy rất khỏe.

-Tính ổn định của thiết bị (sẽ được nói đến trong mục sau). Thiết bị càng chập chờn thì tuổi thọ càng kém. Để biết thiết bị hoạt động có ổn định hay không ta lắp đặt thử tại chỗ. Hoặc quan sát toàn bộ thiết kế thiết bi có chắc chắn từ kiểu dáng, vật liệu, v.v…

-Cam kết bảo hành của nhà sản xuất cũng là thước đo tuổi thọ của thiết bị. Thiết bị được bảo hành càng dài thì càng rẻ (như đã nói ở trên).

Đặc tính ổn định công tắc cảm biến ánh sáng 

Rất nhiều thiết bị trên thị trường nhất là công tắc cảm biến ánh sáng hoạt động không ổn định (chập chờn).

Đó chính là nguyên nhân khiền nhiều người mặc dù rất thích tiện ích của công tắc cảm biến ánh sáng. Nhưng ngại ngần không dám sử dụng.

Trong mục này chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân nào: Làm cho công tắc cảm biến ánh sáng hoạt động không ổn định.

Như ta biết ở phần 1, linh kiện cốt lõi của công tắc cảm biến ánh sáng  chính là quang trở ( hay còn gọi là cảm biến ánh sáng)

ánh sáng đến từ mọi hướng của quang trở ánh sáng đến từ mọi hướng của quang trở

Quang trở vốn bị ảnh hưởng bởi ánh sáng đến từ bất kỳ hướng nào. Vậy người lắp đặt không định hướng cho ánh sáng đi vào theo ý mình, thì chắc chắn thiết bị sẽ ảnh hưởng bởi ánh sáng xung quang. Vào đêm nhưng không phải hoàn toàn đêm khi mà đèn nhà hàng xóm bật lên, đèn pha xe máy, xe tải, đèn do chính nó điều khiển bật lên (*) v.v…. Khi đó thông số trong quang trở này thay đổi liên tục, làm thiết bị hoạt động không ổn định mặc dù đang là ban đêm.

Với những thiết  bị không có cửa sổ định hướng (lấy ánh sáng bất kỳ).  Thì dù người lắp đặt có dày dạn kinh nghiệm cũng không thể định hướng cho luồng ánh sáng nào được đi vào quang trở, luồng ánh sáng nào thì không. Nếu làm được thì cũng rất mất công và tốn vật tư,  tất nhiên không thể đạt thẩm mỹ.

Cho nên khi chọn mua thiết bị cảm ứng ánh sáng thì chịu khó tìm hiểu xem: Thiết bị lấy nguồn ánh sáng tham chiếu (**) có định hướng hay không (thường có một cửa sổ lấy ánh sáng theo một hướng nào đó)? Nếu không thì nhiễu là chắc chắn.

Mời bạn xem tiếp bài liên quan:

Loạt bài phân tích công tắc cảm biến ánh sáng bắt đầu bằng bài:

Bài giới thiệu công tắc cảm biến ánh sáng: 

Đến đây bạn đã hiểu khá sâu về công tắc cảm biến ánh sáng. Để ứng dụng công tắc cảm ứng ánh sáng một cách hiệu quả vào công việc và đời sống mời bạn đón đọc :

Phân Tích Công Tắc Cảm Ứng Ánh Sáng – Phần 3.

Bạn sẽ trả lời được các câu hỏi:

  • Làm sao để ráp đặt một công tắc cảm ứng ánh sáng hiệu quả nhất ?
  • Những ứng dụng nâng cao của công tắc cảm ứng ánh sáng là gì ?
  • Tại sao là công tắc cảm biến ánh sáng mà không là công tắc hẹn giờ ?

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi !

 

(*)…. : Đây là dấu hiệu hồi tiếp vòng lặp mà hiện tượng là đèn chớp tắt liên tục. Để khắc phục bạn cần xem thêm ở phần 3

(**)… Ánh Sáng Tham Chiếu cho công tắc cảm biến ánh áng là: Luồng ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến cảm biến ánh sáng (sensor). Nếu ta muốn đèn bật sáng khi trời tối thì Ánh Sáng Tham Chiếu tự nhiên trong không gian. Da trời là vùng lấy ánh sáng tham chiếu tốt nhất.

1 bình luận về “Đặc Tính Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng”

Viết một bình luận

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon