Chào bạn! Bạn là người đam mê công nghệ hay là người đang tìm hiểu sâu về công tắc cảm biến ánh sáng thì đọc qua bài phân tích công tắc cảm biến ánh sáng chúng ta có thể nắm bắt:
-Nguyên lý hoạt đông của công-tắc thường.
-Hiểu được khái niệm công tắc dùng cảm biến ánh sáng là gì?
-Nguyên lý hoạt động .
-Công dụng
-Lợi ích
Giới thiệu
Ngày càng có nhiều ứng dụng của công tắc cảm biến ánh sáng vào cuộc sống dân sinh như:
-Chiếu sáng đô thị, đường, hẻm
-Chiếu sáng công trình
-Quảng cáo v.v…
Bởi những ưu điểm rõ ràng của loại thiết bị này như:
-Tiết kiệm điện năng.
-Tiết kiệm vật tư, bóng đèn, bảo trì, vận hành v.v….
-Văn minh, hiện đại khu dân cư, đô thị, tiện lợi trong quảng cáo…
-Tránh nguy cơ giật điện
-Hiệu quả kinh tế.
Chúng ta tìm hiểu những tính năng cơ bản để ứng dụng hiệu quả vào đời sống hoặc chí ít cũng thỏa mãn đam mê công nghệ. Hãy dành 10 phút để làm chủ thiết bị này các bạn nhé.
Nguyên lý hoạt động của công-tắc thường.
Việc phân tích công tắc công tắc cảm biến ánh sáng sẽ trở nên dễ dàng nếu ta xem xét hoạt động của công tắc thường
Trước hết chữ “công tắc” xuất phát từ chữ contact trong tiếng Anh nghĩa là: tiếp xúc, tiếp điểm hay làm cho tiếp xúc. Theo đó công tắc có nhiệm vụ là làm “tiếp xúc/ không tiếp xúc” 2 đầu dây điện.
Theo hình thì khi cái chuyển mạch đóng kín mạch có dòng điện 220V-50Hz chạy qua làm đèn sáng.
Hình dạng của công tắc thường
Người ta dùng công tắc cơ, có 2 loại phổ biến như hình bên dưới. Công tắc điện thường và CB ( Đọc là Xi-Bi : Circuit Breaker : Cái ngắt mạch). Tuy nhiên CB còn có tác dụng khác là tự động ngắt mạch khi quá tải (dòng điện vượt quá mức danh định nào đó, chẳng hạn 10A). Nhưng tựu chung chúng dùng để đóng mở đèn chiếu sáng.
thường để mở tắt đèn
Nhưng càng sử dụng những công tắc loại này càng bộc lộ nhược điểm:
-Phần nhựa bên ngoài mau lão hóa.
-Mau hỏng hóc (do tia lửa điện khi tiếp xúc, lão hóa nhựa).
-Dễ bị điện giật lúc trời mưa.
-Hoàn toàn nhân công, nhớ bật thì sáng, quên tắt thì tốn điện, hư bóng v.v..
*Chỉ có một ưu điểm duy nhất là rất rẻ
Những thiết bị trên đây dùng để mở đèn đường, đèn ban công, đèn sân vườn, đèn quảng cáo, bảng hiệu v.v… Xuất phát từ những nhược điểm cố hữu ấy, nhiều nhà sản xuất đã chế tạo ra công tắc cảm biến ánh sáng.
Giới thiệu và phân tích công tắc cảm biến ánh sáng
Thiết bị này chính là cái “ngắt mạch điện/ đóng mạch điện” nhưng hoàn toàn tự động nhờ vào mạch điện tử bên trong. Dựa vào cường độ ánh sáng bên ngoài mạnh hay yếu so với một mức nào đó ( trong chuyên môn gọi là ngưỡng ánh sáng, được đo bằng đơn vị LUX ). Có nghĩa là khi cường độ ánh sáng giảm (hoàng hôn) xuống dưới một ngưỡng nào đó thì “công tắc cảm ứng ánh sáng” của chúng ta đóng mạch điện và làm cho đèn sáng. Khi cường độ ánh sáng ngoài tự nhiên tăng dần (bình minh) đến một ngưỡng nào đó thì “công tắc cảm ứng ánh sáng” ngắt mạch và đèn tắt đi.
Tóm lại:
Nguyên lý hoạt động công tắc cảm ứng ánh sáng là thiết bị đóng ngắt nguồn điện 220V AC hoàn toàn tự động theo cường độ ánh sáng bên ngoài.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào cái công tắc bé nhỏ mà cuộc sống ta thuận tiện rất nhiều phải không nào ?
Nguyên lý hoạt động của thiết bị
Theo hình trên, đèn sáng được là do công tắc làm kín mạch để dòng điện đi qua đèn và phát sáng.
“Nhiệm vụ công tắc cảm ứng ánh sáng” làm phần việc trong khung chữ nhật màu đỏ với mạch điện tử tự động hoàn toàn.
Ban ngày khi cường độ ánh sáng mạnh lên (trên ngưỡng chuyển mạch) thì thiết bị ngắt mạch nên đèn tắt. Nhưng khi trời tối, cường độ ánh sáng xuống dưới ngưỡng thì thiết bị đóng mạch và đèn sáng.
Linh kiện cốt lõi
Tất cả nhờ vào cảm biến ánh sáng hay còn gọi là quang trở ( là linh kiện có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng rọi vào nó).
Đây là linh kiện cốt lõi của loại thiết bị này. Để thiết bị làm việc ổn định và bền bỉ thì cần một mạch điện tử bên trong:
Khi cường độ ánh sáng rọi và quang trở quá yếu ớt thì điện trở của nó tăng lên làm Transistor dẫn, làm Rơle hoạt động đóng tiếp điểm, thông điện đầu ra, đèn sáng.
Ngược lại khi cường độ ánh sáng rọi vào quang trở mạnh lên thì điện trở của nó giảm làm Transistor ngắt, làm Rơle ngắt tiếp điểm, ngắt điện đầu ra, đèn tắt.
Công dụng của thiết bị:
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng ánh sáng vào ban đêm cho các mục đích:
-An ninh,
-Chiếu sáng đường,
-Chiếu sáng công trình,
-Quảng cáo,
Những lợi ích thiết bị
Đây là thiết bị hoàn toàn phù hợp để đóng góp vào cuộc sống dân sinh và thực tế hiện nay mọi người đã dần ứng dụng rộng rãi “công tắc cảm ứng ánh sáng”.
Việc thiết bị này chỉ mở đèn ban đêm và tắt đèn vào ban ngày đem lại những lợi ích:
- Tiết kiệm điện năng.
- Làm gia tăng tuổi thọ bóng đèn (Do làm việc rất “điều độ” vậy mà các thiết bị này thường có tuổi thọ rất cao.)
- Tiết kiệm chi phí bảo trì hệ thống
- Làm cho cuộc sống trở nên tiện nghi và văn minh hơn (tránh bị những cú giật điện thật đáng tiếc)
Thống kê cho thấy bóng đèn gắn công tắc cảm ứng ánh sáng sẽ có giờ làm việc ổn định hơn bóng đèn gắn công tắc thường. Do với công tắc thường người ta hay quên tắt đèn khi trời sáng. Vì bóng đèn hoạt động liên tục và dưới trời nắng nóng nên sinh nhiệt, chính nhiệt lượng làm suy giảm chất lượng các linh kiện bóng đèn, bóng đèn rất mau hư hỏng, chi phí nhân công và thiết bị thay thế rất đáng kể…
Chúc các bạn thành công !…….
— o0o —
Các bạn thân mến! Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào các vấn đề:
-Vấn đề thẩm mỹ, tuổi thọ thiết bị
-Vấn đề cốt lõi là ổn định – khả năng kháng nhiễu ánh sáng
-Cách lắp đặt hiệu quả nhất
-Những ứng dụng mở rộng của thiết bị
Pingback: Đặc Tính Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng – Góc nhìn công nghệ