Đến đây bạn đã hiểu tường tận mọi thứ trừ ứng dụng công tắc cảm biến ánh sáng chuyên sâu:
Lắp đặt một thiết bị cảm biến ánh sáng hiệu quả nhất.
Những ứng dụng nâng cao của công tắc cảm biến ánh sáng.
Tại sao Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng mà không là công tắc hẹn giờ?
Chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề nhé
Lắp đặt một thiết bị cảm biến ánh sáng hiệu quả nhất.
Một số người sử dụng đã lắp đặt một công tắc cảm biến ánh sáng không đúng cách. Dẫn đến kết quả là công trình chiếu sáng hoạt động không ổn định, chập chờn, tuổi thọ ngắn hoặc là không hoạt động.
Xuất phát từ yêu cầu là : Thiết bị cảm biến ánh sáng phải bật đèn khi trời tối và tắt đi khi trời sáng. Xem như chúng đã chọn thiết bị đúng công năng rồi. Việc tiếp theo là lắp đặt thiết bị đúng vị trí, đúng cách. Tiết kiệm…
-Thế nào là tiết kiệm:
Tiết kiệm vật tư như hộp bảo vệ là tiết kiệm tiền. Nếu ta tìm được vị trí thích hợp (như dưới đan che mưa, dưới ô-văng) để thiết bị không bị nước mưa dẫn vào trực tiếp và không cần đến hộp bảo vệ. Nếu lắp thiết bị cảm biến “gần” bóng đèn thì tiết kiệm được dây dẫn điện rất đáng kể.
-Thế nào là lắp đặt đúng vị trí, đúng cách:
Như đã nói ở phần 2, thành phần chủ yếu của cảm biến ánh sáng là quang trở. Linh kiện này bị ảnh hưởng ánh sáng đến từ mọi phía. Nếu thiết bị không phải là cảm biến định hướng (hay còn gọi là sensor định hướng) thì chúng ta dùng hộp đen che hết phần lớn thiết bị. Chỉ để lỗ nhỏ cho ánh sáng chuẩn lọt vào ( ánh sáng chuẩn là luồng ánh sáng không bị ảnh hưởng bởi đèn pha xe máy, đèn nhà hàng xóm, đèn do chính thiết bị mình lắp đặt bật lên ).
công tắc cảm biến ánh sáng có sensor định hướng kháng nhiễu
Còn với thiết bị có cảm biến định hướng, chỉ cần quay hướng của cảm biến vào da trời hoặc nơi không bị ảnh hưởng của ánh sáng của các loại đèn. Chữ “gần” vừa nói trên đây là tương đối. Vì quá gần thì ánh sáng đèn được bật lên (tải) sẽ ảnh hưởng tính ổn định của thiết bị. Đưa cáp vào siết chặt ốc hoặc nối dây chắc chắn tránh gây tiếp xúc kém làm thiết bị hoạt động không ổn định. Việc tiếp xúc kém ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị và bóng đèn.
Những ứng dụng nâng cao của công tắc cảm biến ánh sáng.
Ngày nay việc dùng điện chiếu sáng công trình, nhà cửa, đường sá trở nên phổ biến và tất yếu từ thành thị cho đến nông thôn. Sẽ không tiện lợi (dùng công tắc thường) cứ phải canh trời tối mở đèn, trời sáng tắt đèn. Những hôm quên mở thì tối thui, quên tắt thì bóng sáng cả ngày rất tốn điện, đến 5 giờ chiều thấy đèn vẫn bật thôi kệ… Để luôn đường nào tối cũng bật.
Những bất lợi khi sử dụng công tắc thường:
Thực ra việc bóng đèn sáng luôn cả ngày dưới trời nắng nóng rất có hại cho tuổi thọ bón đèn. Dưới tác dụng của nhiệt do trời nắng và nhiệt do bóng đèn sinh ra làm bóng đèn nhanh hư hỏng. Chi phí vật tư và nhân công thay bóng hoặc sửa chữa rất đáng kể.
Giải pháp không gì bằng là ứng dụng công tắc cảm biến ánh sáng
công tắc cảm biến ánh sáng chịu tải trực tiếp
Chuyển mạch công suất lớn
Nhưng đôi khi cũng gặp rắc rối. Giả sử bạn muốn mở đèn một con hẻm ở phố hoặc một con đường dài ở nông thôn mà công suất lên đến vài ngàn hoặc thậm chí vài chục ngàn watts (vài kilo hoặc vài chục kilo-watts). Trong khi thiết bị cảm biến ánh sáng bạn biết có công suất chừng 1000 watts !…
Giả sử bạn cũng rất yêu thích tính năng của công tắc cảm biến ánh sáng. Bạn ước ao cả đường cấp điện ánh sáng làm việc rập ràng và chính xác như thế, thì đây :…
Để ứng dụng công tắc cảm biến ánh sáng bạn cần mua thêm một công-tắc-tơ (công tắc từ) rồi cho cái công tắc cảm biến ánh sáng của bạn điều khiển nó.
công tắc cảm biến ánh sáng DN2207 điều khiển khởi động từ
Thiết bị phụ trợ (khởi động từ – công tắc tơ)
Công-tắc-tơ (hay còn gọi là công tắc từ) thực ra là cái rơ-le xoay chiều, cuộn dây điều khiển của nó khi được cấp điện 220V-50Hz thì lõi trở thành nam châm. Khi cuộn dây là nam châm tất sẽ hút thanh sắt dán tiếp mang các tiếp điểm. Các tiếp điểm của loại này thường có ưu điểm là chịu được dòng rất lớn vài chục đến vài trăm amperes
hình ảnh khởi động từ
Bạn cần chú ý đến khả năng cấp dòng của cái công-tắc-tơ ráp thêm kia. Nó luôn lớn hơn dòng điện tối đa của đường dây chiếu sáng.
Kiểu chiếu sáng gián tiếp khác:
Một số bạn email về hỏi ứng dụng cho với những bảng hiệu làm bằng led dùng điện một chiều. Vậy ứng dụng công tắc cảm biến ánh sáng thế nào? … À … thì cũng y hệt vậy thôi, bảng hiệu nào cũng có bộ nguồn (adaptor) biên 220 AC ra 12 V DC. Bạn lắp đặt như sau:
công tắc cảm biến ánh sáng điều khiển bảng hiệu đèn led
Tại sao Công Tắc Cảm Biến Ánh Sáng mà không là công tắc hẹn giờ?
Đây là câu hỏi khá phổ biến mà chúng tôi nhận được. Thực ra câu trả lới nằm nay trọng thực tế tiêu dùng.
Chúng ta không còn lạ gì với những dãy đèn cao áp hàng vài chục kilô-watts trời chưa tối đã bật sáng, hoặc mặt trời lên khỏi rặng cây rồi vẫn chưa tắt. Đôi khi còn tệ hơn nữa là trời tối không thấy đường đi mà dãy đèn chiếu sáng của con phố không bật. Vâng…! Tất cả là do cái công tắc hẹn giờ làm việc quá chính xác. Bảo nó 18h00 bật lên thì nó y lệnh. Nhưng kỳ thực hoàng hôn thay đổi theo mùa trong năm.
-Mùa hè thì 18h30 trời tối, 5h30 trời sáng
-Mùa đông thì 17h30 trời tối, 6h30 trời sáng
đèn sáng giữa ban ngày – thật là lãng phí
Điều bất cập này làm khổ mấy anh nhà đèn đi chỉnh giờ cho đường dây hoài.
Để kịp thời và không tốn kém tại sao ta không đưa vào “sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng”
Nếu là con hẻm chừng vài chục bóng đèn thì đưa công tắc cảm biến có công suất lớn vào cho việc mở đèn trực tiếp. Giải pháp này là rấtt tiết kiệm tiền bạc và chi phí vận hành.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi !…