Nguyên Lý Hoạt Động Nhà Thông Minh

Bài viết nguyên lý hoạt động nhà thông minh Sẽ giúp bạn hiểu cách mà các thiết bị giúp ta điều khiển, quản lý ngôi nhà và được phục vụ chu đáo trong đó. Tiếp theo sẽ giới thiệu đến các bạn các vấn đề:

-Nguyên lý hoạt động của ngôi nhà thông minh.

-Các giai đoạn phát triển của ngôi nhà thông minh.

Chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề nhé

Nguyên lý hoạt động của ngôi nhà thông minh.

Hoạt động của ngôi nhà thông minh được chia ra làm 3 phần chính đó là điều khiển và an ninh và giám sát:

Điều khiển:

Hầu hết tất cả các tác vụ trong ngôi nhà thông minh đều do Hub controller điều khiển bằng tín hiệu RF hoặc hồng ngoại. Tín hiệu điều khiển này có thể tự sinh ra khi Hub controller chạy một kịch bản (scenario). Đây là một chương trình có điều kiện được lập trình sẵn và nạp vào Hub controller.

Minh họa Hub Controller làm việc

Hoặc tín hiệu điều khiển là tín hiệu lặp của một lệnh từ smart phone qua môi trường internet hay mạng LAN. Hoặc nữa là tín hiệu trên bảng điều khiển của Hub controller được nối dây trực tiếp.

Tắt mở đèn qua smartphone

ín hiệu RF chứa 2 loại thông tin chính đó là ID (định danh) của thiết bị và một loại thông tin hành động nữa là ON/ OFF.

Thiết bị đầu cuối nhận lệnh và thực thi. Đây là nơi cụ thể hóa một lệnh (trong trường hợp nhày là mặt nạ 3 phím chạm).

Thiết bị điện thông minh độc lập thì thực hiện những tác vụ độc lập hoàn toàn với hệ thống.

An ninh:

Đó là sự kết hợp ăn ý giữa Hub controller và  những thiết bị điện thông minh giao tiếp chính xác với Bộ điều khiển trung tâm bằng sóng RF hay hồng ngoại như công tắc từ tính, cảm biến hồng ngoại, báo khói, báo nhiệt v.v…

bộ công tắc từ RF - security

Khi những đầu dò này được kích hoạt, bộ điều khiển trung tâm – Hub controller sẽ nhận được một thông điệp gồm ID của đầu cuối và trạng thái ON/ OFF. Khi so sánh khớp với điều kiện cảnh báo anh ninh thì Hub controller sẽ bật còi hụ, đỏ đèn uy hiếp đồng thời cũng gửi tin nhắn SMS hoặc gọi đến những số điện thoại cần thiết.

Giám sát:

ip-camera-VTC

Đối với internet băng thông rộng ngày nay thì việc giám sát căn nhà gần như toàn diện với các phương tiện nghe nhìn. Hub controller có thể quản lý rất nhiều camera. Cho phép giám sát ngôi nhà từ xa một cách hoàn hảo. Đây chính là điều hấp dẫn người yêu công nghệ vì nếu họ biết kết hợp cả 3 yếu tố: An ninh, giám sát và điều khiển thì khoảng cách địa lý giữa họ và ngôi nhà gần như không còn.

Các giai đoạn phát triển của ngôi nhà thông minh.

Con người chưa bao giờ ngừng cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống. Ngôi nhà thông minh cũng đã có từ rất sớm và không ngừng được cải thiện cho đến ngày nay.

Giai đoạn sơ khai:

Bảng điều khiển là bàn phím hoặc tủ điều khiển, sau khi xử lý tín hiệu truyền về tủ công suất  để đóng Rơle. Tủ công suất là nơi chứa rất nhiều Rơle. Toàn bộ dây điện trong ngôi nhà đều tập trung về đây để các Rơle chuyển mạch và đưa điện đến tải.

Sơ đồ nhà thông minh giai đoạn sơ khai

Các phần giám sát và an ninh trong giai đoạn đầu cũng hết sức sơ sài

Giai đoạn gần đây:

Do công nghệ điện tử và công nghệ thông tin ngày càng phát triển,  đến những năm 2010 đã xuất hiện những công nghệ nhà thông minh điều khiển qua smart phone hay máy tính. Công nghệ nhà thông minh cũng tập trung phát triển các chuẩn sóng RF 433 Mhz hoặc 315 Mhz hoặc Z ware hoặc hồng ngoại v.v… Kỹ thuật không giây này rất linh hoạt trong việc lắp đặt thiết bị cho ngôi nhà thông minh. Công nghệ vi mạch ngày nay đã cho phép thu nhỏ các thiết bị đầu cuối và mạch công suất.

Tấc cả có thể điều khiển qua smartphone

Hiện tại và tương lai:

Trong hiện tại (2018) đã có công nghệ ngôi nhà thông minh tương tác bằng giọng nói. Phải nói là công nghệ nhà thông minh phát triển rất nhanh. Chúng ta có thể hiểu Hệ thống nhà thông minh tương tác bằng giọng nói trên cơ bản cũng giống như hệ thống nhà thông minh của những năm 2010. Nhưng với phần khác biệt thay vì phải lục menu bấm nút điều khiển, thì bây giờ chỉ ra lệnh bằng giọng nói và hệ thống thực thi. Có thêm nữa là ngôi nhà thông minh hiện tại chạy được nhiều kịch bản tự động hơn. Chúng ta có thể khái quát hóa kỹ thuật ra lệnh bằng giọng nói này.

Điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói

Đó là cách tương tác với trí thông minh nhân tạo của google. Tiện ích chuyển giọng nói thành văn bản (voice to text) không còn lạ gì đối với nhiều người. Kỹ thuật này còn được dùng ở TV thông minh khi tìm kiếm chương trình ưa thích.

Google Assistant ra đời và những thay đổi công nghệ nhà thông minh

Hiện nay, nói đến ngôi nhà thông minh thì cấu hình là gần như không còn HUB CONTROLLER nữa. Tất cả chỉ dựa vào một modem quang để điều khiển toàn bộ các thiết bị trong ngôi nhà. Các thiết bị này thường được trang bị 1 modem wifi. Mỗi thiết bị có thể điều khiển vài chi tiết do nó quản lý.

Google-home-mini

home-mini hỗ trợ điều khiên nhà thông minh bằng giọng nói. Tât nhiên cũng có thể dùng smartphone

Các hãng sản xuất thiết bị điện dân dụng hoặc nhà thông minh đã liên kết với Google để “nhúng” các thiết bị của họ vào trong Google home. Nhờ đó mới có được tính năng điều khiển thiết bị qua giọng nói. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo của gã khổng lồ Googlle. Mới đầu chỉ có những câu lệnh thông thường bằng tiếng Anh.  2019 được Google Assistant hỗ trợ tiếng Việt chúng ta đã có thể ra lệnh bằng tiếng Việt thân thương của mình. Các dịch vụ tương tự cũng đang phổ biến trên Amazon và nhiều hãng công nghệ khác

Đến đây bài viết về Nhà Thông Minh đã hết.

Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi !

support@quyluan.com

Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi !

1 bình luận trong “Nguyên Lý Hoạt Động Nhà Thông Minh”

  1. Pingback: Nhà Thông Minh – Góc nhìn công nghệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon