Công Tắc Chiếu Sáng Thông Minh A20V1

Công Tắc Chiếu Sáng Thông Minh A20V1 – Ý Tưởng Sản Phẩm

Công Tắc Chiếu Sáng Thông Minh và nhu cầu chiếu sáng tự động đã trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong nhà vệ sinh – nơi có tần suất sử dụng cao. Chưa có thiết bị chiếu sáng nào đáp ứng tốt yêu cầu tắt mở đèn tự độngtiết kiệm điện năng.

Là một kỹ thuật viên chuyên lắp đặt nhà thông minh, tôi nhận thấy vấn đề này khá phổ biến. Các công tắc thông minh hiện có, như cảm biến hồng ngoại, cảm biến tiệm cận, và cảm biến radar, đều có nhiều nhược điểm đáng kể. Đèn thường tắt muộn sau khi người dùng đã rời đi, gây lãng phí năng lượng. Hoặc đèn có thể tắt đột ngột. Buộc người dùng phải vẫy tay để kích hoạt lại, gây bất tiện lớn.

Đèn nhà vệ sinh là một ví dụ điển hình của việc khó áp dụng các công nghệ công tắc hiện nay. Công tắc wifi thông minh không giải quyết triệt để vì không thể tự động điều khiển. Còn các giải pháp như kịch bản kết hợp sensor cũng không phù hợp cho mục đích này. Do đó, một thiết bị chuyên biệt như A20V1 là cần thiết. Giúp nhà vệ sinh đạt hiệu quả chiếu sáng tối ưu.

Phát triển ý tưởng cho A20V1 – Một công tắc chiếu sáng thông minh

Bắt đầu từ nhu cầu thực tế, A20V1 ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của công tắc thông minh hiện nay. Ý tưởng là tạo ra một thiết bị có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu chiếu sáng của người dùng. Đặc biệt trong không gian nhà vệ sinh.

phát triển ý tưởng cho A20V1 - Công tắc chiếu sáng thông minh

Đầu tiên, thiết bị cần có khả năng nhận diện sự có mặt của con người. Tức là, A20V1 sẽ không chỉ kích hoạt chiếu sáng khi phát hiện chuyển động, mà còn tự động tắt ngay khi phòng không còn ai. Để đạt được điều này, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều loại cảm biến nhằm tìm ra giải pháp tối ưu.

Khó khăn trong việc chọn linh kiện

Chúng tôi đã trải qua nhiều thử nghiệm với các loại cảm biến hồng ngoại, cảm biến tiệm cận, và cảm biến radar. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Cảm biến hồng ngoại thụ động là lựa chọn hàng đầu vì an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nó có góc quét lớnđộ trễ cao, đôi khi không đáp ứng kịp thời.

Khó khăng trong việc chọn linh kiện, chọn công nghệ

Ngoài ra, cảm biến hồng ngoại loại thu phát cũng được cân nhắc. Phương pháp này có ưu điểm về mặt kỹ thuật. Nhưng có nguy cơ gây hại cho mắt người sử dụng. Trong khi đó, cảm biến âm thanh không khả thi vì tiếng ồn. Trong phòng vệ sinh không ổn định, có thể kích hoạt đèn sai.

Về phần cảm biến radar, chúng tôi nhận thấy nó có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nhất là khi sử dụng trong thời gian dài.

Tối ưu hóa thiết bị với công nghệ thông minh, an toàn và tiết kiệm

Cuối cùng, với nhiều thử nghiệm và cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng kỹ thuật đột phá chúng tôi quyết định sử dũng cảm biển hồng ngoạiinfrared sensor. Dùng kỹ thuật sensor kép và vi điều khiển để đạt mục tiêu. Điều này giúp tối ưu hóa tiện ích . Và tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm có trên thị trường.

Tối ưu hóa thiết bị với công nghệ thông minh, an toàn và tiết kiệm

Mục tiêu lớn nhất là vi điều khiển phải nhận biết số người vào ra. Thì mọi việc còn lại trở nên đơn giản. Khi có người trong phòng thì đèn sáng. Khi đảm bảo rằng khi không còn ai trong phòng, đèn sẽ lập tức tắt. Đây là tính năng vượt trội. Giảm thiểu các vấn đề mà người dùng thường gặp phải với các sản phẩm thông minh khác.

Tiềm năng của A20V1 trong ứng dụng chiếu sáng thông minh

Với A20V1, nhà vệ sinh không chỉ là không gian phục vụ cá nhân. Mà còn thể hiện bước tiến trong công nghệ chiếu sáng tự động. Không còn tình trạng lãng phí năng lượng khi đèn tắt muộn. Người dùng cũng không cần phải vẫy tay khi đèn tắt đột ngột do không phát hiện chuyển động.

Chiếu sáng thông minh cho nhà kho, ban công ...

Bên cạnh nhà vệ sinh, A20V1 còn có thể mở rộng ứng dụng vào các không gian khác. Trong đó phải kể đến như phòng kho, nhà vệ sinh công cộng. Và cả những nơi có nhu cầu chiếu sáng tự động cao.

Kết luận

Với sự ra đời của A20V1, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại một giải pháp toàn diện trong việc chiếu sáng tự động. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ cảm biến hiện đại và yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Hy vọng rằng sản phẩm này sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình.

4 bình luận trong “Công Tắc Chiếu Sáng Thông Minh A20V1”

  1. Tại sao tác giả không dùng cảm biến radar, tôi thấy người ta quảng cáo về loại này khá nhiều. Có vẻ như nó cũng theo cơ chế delay phải không ạ ? Kính chúc tác giả vui khỏe!

  2. Đúng như tên gọi : cảm biến radar của nó, loại này phát ra tần số siêu cao (microwave) và thu về tín hiệu phản xạ giống như tính chất hoạt động của một radar. Mặc dù nó tuân theo chuẩn ISM và công suất phát chỉ 20dB (khoảng 100mW) nhưng do nó bức xạ trực tiếp và quá gần nên mình không dám dùng. Bạn cũng biết rồi đó, tác hại của sóng siêu cao tần là cái gây nhiều tranh cãi nhất.
    Người thiết kế mạch này cũng đưa vào mạch trễ (delay) do vậy khi bạn rời đi khoảng 5-10s sau nó mới chịu tắt đèn. Đôi dòng chia sẻ cùng bạn Nguyen Tuan.

  3. Em cũng là người đam mê công nghệ, cho em hỏi : Cảm biến hồng ngoại mà anh gọi là passive infrared PIR có những ưu điểm vượt trội nào. Anh có thể chia sẻ vài nét về loại cảm biến này. Cám ơn anh nhiều !

    1. Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR = Passive Infrared) đúng như tên gọi của nó. Nó là một linh kiện thụ động, nó là một con mosfet mà cực G là của nó ghi nhận lại mọi thay đổi bức xạ hồng ngoại (bức xạ nhiệt) trong bán kính nhìn thấy của nó (hay gọi là bán kính “quét”) >> làm xuất hiện các xung qua mosfet.
      Có rất nhiều ưu điểm khi dùng PIR:
      -Không gây hại sức khỏe, thân thiện môi trường vì nó chỉ như là một máy ảnh (thụ động) . Cần phân biệt loại này với loại thu phát hồng ngoại như là cảm biến tiệm cần hoặc vài loại tương tự.
      -Mức tiêu thụ cực thấp nhờ vào công nghệ Mosfet.
      Một số nhược điểm chung :
      -Thiết kế mạch cho linh kiện PIR khá phức tạp.
      -Giá thành linh kiện khá cao.
      -Sự ổn định (nhận diện) phụ thuộc vào môi trường (Một số màu như đen, cam… thì “gần như” trơ với bức xạ nhiệt của PIR, gần dàn nóng máy lạnh không được, bức tường phía trước bị nắng làm tăng nhiệt tương đương 37 độc C cũng không được v.v…).
      Một số nhược điểm riêng cho thiết bị A20V1:
      -Góc quét rộng.
      -Độ delay khá cao.
      Vài nét chính chia sẻ cùng Nam và các độc giả về ưu nhược của PIR. Bạn nào đang nghiên cứu về PIR thì có thể liên hệ riêng với mình.
      Mến chào!…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon